Cảm biến Oxy xe Lexus được nhập khẩu chính hãng từ nhà máy sản xuất phụ tùng xe Lexus tại Nhật Bản.
Cảm biến oxy xe là một trong những bộ phận gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều chỉnh tăng/giảm nhiên liệu đưa vào động cơ. Việc vệ sinh cảm biến oxy thường xuyên sẽ giúp động cơ hoạt động tốt hơn cũng như kéo dài được tuổi thọ của chúng.
Khi nào cần vệ sinh và thay cảm biến oxy xe Lexus
Tuổi thọ của cảm biến ô xy phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nhiên liệu. Ở Việt Nam, chất lượng nhiên liệu thấp, nhiều tạp chất nên khí thải dễ phá hủy thành phần nhạy cảm với oxy khiến cảm biến mất khả năng làm việc. Việc vệ sinh cảm biến ô tô là điều cần thiết và phải thực hiện theo định kỳ. 1 năm các bạn nên vệ sinh cảm biến oxy ô tô khoảng 1-2 lần. Tuổi thọ trung bình của cảm biến oxy ở Việt Nam khoảng 8 – 10 vạn ki-lô-mét.
Hướng dẫn các bước vệ sinh cảm biến oxy ô tô chuẩn kỹ thuật
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh cảm biến ô xy
Trước khi bắt đầu vệ sinh cảm biến ô xy bạn cần chuẩn bị 7 dụng cụ cơ bản sau:
-Kính và găng tay làm việc: Hai dụng cụ này giúp bảo vệ mắt và da tay của bạn khi tiến hành làm sạch bộ cảm biến.
– Kích nâng ô tô: Bạn không thể vệ sinh cảm biến ô xy khi bánh xe vẫn nằm trên mặt đất, do đó bạn cần kích nâng ô tô để dễ dàng làm sạch cảm biến.
– Cờ lê: Thiết bị này giúp tháo và lắp cảm biến ô xy
– WD-40 và xăng: Là loại hóa chất giúp bạn sạch cảm biến
– Thùng chứa: Thùng chứa được sử dụng để giữ xăng cùng với cảm biến oxy. Do đó, hãy chắc chắn rằng thùng đủ lớn, cứng rắn và có nắp đậy kín.
– Bàn chải mềm: Nếu cảm biến khi ngâm hóa chất không sạch bạn cần sử dụng bàn chải để làm sạch hết chất bẩn.
– Khăn giấy: Sử dụng để làm khô cảm biến ô xy.
Bước 2: Tìm và xác định vị trí cảm biến oxy
Các bạn đỗ xe vào vị trí có nhiều ánh sáng và thông thoáng. Sau đó sử dụng kích nâng ô tô để nâng xe lên. Hãy đảm bảo rằng chiếc xe được nâng lên tốt nhất để bạn xác định vị trí của cảm biến oxy.
Lưu ý rằng trong quá trình làm sạch, cần bảo vệ mình bằng kính bảo hộ và găng tay khi làm việc, đặc biệt là khi tiếp xúc với xăng.
Bước 3: Tìm và tháo bỏ cảm biến ô xy
khi vệ sinh cảm biến oxy ô tô sẽ khiến hiệu suất động cơ tối ưu hơn
Cảm biến oxy ô tô gồm 1 chiếc được đặt trước bộ trung hòa khí thải và 1 chiếc được đặt sau bộ trung hòa khí thải. Khi đã xác định được vị trí của cảm biến thì bạn lấy WD-40 phun lên cảm biến để bôi trơn giúp bạn dễ dàng tháo bỏ nó một cách dễ dàng. Sau khoảng 10 phút, hãy tháo bỏ nó ra khỏi các phụ kiện xung quanh.
Bước 4: Nhúng cảm biến ô xy vào thùng chứa
Trước khi nhấn cảm biến vào thùng chứa, nên kiểm tra thùng chứa đảm bảo rằng bình chứa không bị rò rỉ khi đổ đầy xăng. Sau đó, đặt các cảm biến oxy vào trong thùng chứa và cẩn thận đổ xăng từ bình vào thùng. Cần đảm bảo rằng lượng xăng mà bạn đổ vào bình chứa đủ để cho các cảm biến oxy trên xe.
Tiếp đến, hãy để thùng chứa ở khu vực khô ráo và thoáng mát qua đêm nhằm cung cấp thời gian cho khí phản ứng với bụi bẩn trong các cảm biến ô xy.
Bước 5: Khuấy hỗn hợp trong thùng chứa
Sau khi đã ngâm cảm biến ô xy qua đêm, hãy nhấc bình lên và khuấy hỗn hợp trong bình chứa thêm một lần nữa.
Bước 6: Chải nhẹ cảm biến oxy
Trong trường hợp bụi bẩn ở cảm biến không hoàn toàn biến mất khi ngậm khí, có thể dùng bàn chải mềm để chải nhẹ trên cảm biến. Thực hiện chà nhẹ mọi chi tiết của cảm biến ô xy khi chúng vẫn còn nằm trong xăng. Không nên chà quá mạnh vì dễ gây hại cho cảm biến.
Bước 7: Lau khô và lắp đặt cảm biến vào vị trí cũ
Sử dụng khăn giấy để làm khô cảm biến ô xy và lắp chúng vào vị trí chính xác trong ống xả ô tô. Lưu ý, cần siết chặt các bu lông trên cảm biến để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Sau khi đã lắp ráp cảm biến hoàn chỉnh, hãy hạ kích nâng ô tô xuống và khởi động ô tô để cảm nhận được hiệu suất của động cơ. Cần chắc chắn động cơ của bạn đã vận hành êm ái và trơn tru khi cảm biến ô tô được làm sạch.
Trên đây chính là cách vệ sinh cảm biến oxy ô tô. Hãy kiểm tra và làm sạch cảm biến oxy trước khi xảy ra tình trạng hỏng hóc. Chúc các bạn áp dụng thành công.